Tháp Tường Long - Đồ Sơn

Thứ tư - 25/02/2009 14:14
Tháp Tường Long (cũ)

Tháp Tường Long (cũ)

Được xây dựng trên đỉnh Ngọc Sơn, tháp Tường Long trông như cây bút đang vẽ lên nền trời xanh và biển rộng là đài nghiên thiên nhiên vô tận. Qua thư tịch cổ và những vết tích còn lại, tháp Tường Long gần như là khu tượng đài hoành tráng kỉ niệm nhà Phật, một trạm quan sát tiền tiêu và là hành cung của nhà vua ở miền biển đông bắc của quốc gia Đại Việt.

Ngọn tháp này đã từng được liệt vào hạng đại danh lam cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên - Nam Hà), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm, Chân Giáo... (Hà Nội), tháp Chương Sơn (ý Yên - Nam Hà)... dưới triều nhà Lý (1010 - 1225). Từ tháp Tường Long đến chùa Vân Bản là bước tiến dài của nghệ thuật kiến trúc và tạo hình Phật giáo ở Đồ Sơn. Chùa tháp Tường Long là một điển hình của sự kết hợp giữa nghệ thuật sáng tạo của con người với nghệ thuật vô thức của tạo hoá, giữa chúng có sự bổ sung, tô điểm cho nhau.

Cùng với di tích lịch sử văn hoá đình Ngọc, suối Rồng, tháp Tường Long tạo ra một quần thể du lịch sinh thái - lịch sử - văn hoá nổi tiếng của miền sóng, miền gió Đồ Sơn Hải Phòng.

Nguồn: Sở Du Lịch Hải Phòng



Khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng nổi tiếng với những bãi tắm lý tưởng và phong cảnh hữu tình. Nhưng ít người biết rằng trên đỉnh Long Sơn (phường Ngọc Xuyên), ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn chạy dọc bán đảo Đồ Sơn còn có một di tích văn hóa lịch sử với cả nghìn năm tuổi-đó là tháp Tường Long.

Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) xây thời Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2, thuộc địa phận phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 190.

Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A di đà. Công trình đuợc xây bằng gạch và đá có kích thuớc khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý. Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "Thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành. Lại có người cho rằng cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận cho dựng tháp ở đây để thờ Phật. Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống "truyền đăng". Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành.

Qua những di vật còn lại thì thấy rằng tháp Tường Long được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long (nay là khu vực Nhà hát lớn Hà Nội). Theo Đại NaM nhất thống chí", tháp cũ Đồ sơn cao 100 thước, dựng trên một khu đất rộng 1000m2, có 9 tầng, cửa mở ra hướng tây. Một thước ta dài 0,45m, như vậy tháp cao khoảng 0,45m, lại đặt trên ngọn núi cách mặt biển 100m nên ngọn tháp này thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam thời bấy giờ. Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng qui mô, bề thế.

Năm 1998, ban quản lý các công trình văn hóa TP.Hải Phòng lại tổ chức khai quật tháp để hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị công nhận tháp Tường Long là di tích lịch sử văn hóa. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa được phê duyệt. Những viên gạch xây tháp vứt ngổn ngang một số được lấy để xây hầm pháo. Một hào giao thông chạy cắt ngang chân tháp. Năm 1990, người dân Đồ Sơn đã tự ý xây dựng một ngôi chùa ngay trên nền tháp. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho việc tôn tạo di tích sau này.

Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi vào lộng, thấy thị xã Đồ Sơn cùng làng mạc, đồng ruộng xanh tươi, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp: Mong sao tháp Tường Long sớm được xếp hạng, bảo tồn, tôn tạo để du khách có dịp chiêm ngưỡng một công trình giá trị nhiều mặt về kiến trúc, điêu khắc tôn giáo và văn hóa của thế kỷ XI
Nguồn: vietnamopentour.com.vn


Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông, trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2, trên đỉnh núi Vạn Sơn, thuộc địa phận phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 1999. Lòng tháp rỗng, là nơi đặt pho tượng A-di-đà. Công trình được xây dựng bằng gạch và đá có kích thước khác nhau. Trên nhiều viên gạch còn khắc dòng chữ Lỹ gia đệ Tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo), nghĩa là Triều vua Lý thứ 3 niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình năm thứ 4 chế tạo, theo công lịch vào năm 1054.

Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh và các loài chim thú quí hiếm. Đặc biệt cạnh tháp còn có chùa Vân bản được xây ở thời Trần với chuông Vân Bản, một trong những chuông cổ và to nhất của nước ta hiện được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý. Năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), tháp bị phá vỡ, lấy gạch xây thành trấn Hải Dương. Chùa Tường Long hiện nay được xây dựng năm 1990 trên nền tháp Tường Long.

Tháp Tường Long được xếp hạng là di tích khảo cổ học.

Nguồn: haiphong.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

giới thiệu

Hình ảnh và khách sạn

Nhà hàng hoa phượng đỏ

Địa chỉ : 123 đường X -Đồ Sơn - Hải Phòng

Tour du lịch

Những tin tức mới nhất Doson.vn
Doanh nghiệp muốn đăng tin ? Xem tất cả »